Sức hút của các lễ hội âm nhạc tới các nhãn hàng

TẠI SAO LỄ HỘI ÂM NHẠC RẤT THU HÚT CÁC NHÃN HÀNG? 

Những lễ hội âm nhạc đã phát triển toàn cầu được vài thập kỷ, những lễ hội nổi tiếng như Coachella, Lollapalooza và Bonnaroo đã tạo nên một thương hiệu vững chắc trong lòng người yêu nhạc. Và tất nhiên, mức độ nổi tiếng của các lễ hội này là sự mạnh tay chi cho các khoản tài trợ của nhãn hàng. Ước tính năm 2017 mức chi phí cho tài trợ lên tới 1.54 triệu USD, tăng 4.8% so với năm trước đó. Rõ ràng có rất nhiều điều mà các nhãn hàng có thể khai thác từ những lễ hội âm nhạc nhằm tiếp cận tệp khách hàng milennials. Đó chính là lý do mà những thương hiệu hàng đầu tìm đến những cá nhân milennials đại diện cho hình ảnh sản phẩm của mình và đồng thời thế hệ milennials cũng hết sức yêu thích trở thành đại sứ hình ảnh của các nhãn hàng tại những festival âm nhạc.

1.  Ai tham gia những lễ hội này?

Có rất nhiều sự hấp dẫn đến từ một lễ hội âm nhạc vì những festival âm nhạc đã trở thành một xu hướng mới trong xã hội. Đây không còn là một buổi tụ họp âm nhạc trong mấy chiếc lều xanh đỏ mà nó là một buổi tụ họp của những tín đồ thời trang, blogger, thậm chí cả những nhà sáng lập công nghệ. Vì vậy, ngoài việc tiếp cận đám đông tham gia lễ hội, các nhà tài trợ còn có cơ hội quảng bá hình ảnh, câu chuyện của mình cực hiệu quả. 

Hình ảnh Beyoncé, Kendall Jenner, Kylie Jenner, Rihanna và Paris Hilton đam mê những lễ hội âm nhạc không còn là điều bí mật, khi hình ảnh họ say mê nhảy nhót tại Coachella được cánh paparazzi đưa lên các mặt báo. Ở góc này cô nàng Rihanna uống Heneiken , còn góc kia Kylie Jenner và Selena Gomez tận hưởng lon Red Bull để tiếp thêm năng lượng và Paris Hilton đu đưa theo tiếng nhạc với một chai Sprite đã viral khắp mọi mặt trận truyền thông từ Instagram cho đến tờ Rolling Stone. 

2. Nối dài sức ảnh hưởng nhờ người nổi tiếng

Ngoài ra, để tận dụng sức mạnh của người nổi tiếng, các thương hiệu cũng có thể tài trợ cho người nổi tiếng hoặc người có ảnh hưởng trên mạng xã hội tham gia lễ hội. Với mối quan hệ hợp tác như thế này, nhãn hàng có nhiều cơ hội để thương hiệu thực sự thâm nhập vào lễ hội và quảng bá hình ảnh của mình. Trước đây, chúng ta đã thấy các thương hiệu làm những việc như nhận ảnh độc quyền từ người nổi tiếng đó để đăng lên trang xã hội của riêng họ, nhờ người nổi tiếng tiếp quản trang xã hội của thương hiệu, yêu cầu mỗi bài đăng của người nổi tiếng bao gồm hashtag và thẻ tag của thương hiệu, v.v.

Tất nhiên việc xuất hiện tại các lễ hội âm nhạc không phải cách duy nhất mà các thương hiệu tiếp cận và quảng bá tới người tiêu dùng. Với sự hợp tác từ những người nổi tiếng, các nhãn hàng có thể tổ chức những buổi pre và after party dành cho những khách VIP khi họ không tham dự festival. Đơn cử như thương hiệu Lacoste với Lacoste Desert Pool Party đã trở thành một bữa tiệc thường niên tại Coachella. 

3. Câu truyện về tài trợ và sự kiện

Với lễ hội đầu tiên của năm 2016, Coachella, bán hết vé sau chưa đầy một giờ, rõ ràng là mức độ nổi tiếng và yêu thích của những festival âm nhạc này sẽ không giảm nhanh bất cứ lúc nào. 

Thế hệ milennials đã quá quen với những festival âm nhạc lớn và instagram của họ luôn ngập tràn những bài post đầy màu sắc về việc tham gia những bữa tiệc âm thanh, ánh sáng đỉnh cao, cùng những outfit cực chất. Nhưng bài viết từ các lifestyle bloggrr về việc review những món đồ họ mang tới các festival âm nhạc, hàng chục outfit bắt mắt, những tip quẩy thật hết mình càng khiến đám đông khao khát được trở thành một phần của những festival âm nhạc. 

Đánh vào tâm lý này, các nhãn hàng đua nhau chào mời những cá thể milennials trở thành kênh truyền thông cho họ. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện bởi AEG và Momentum Worldwide, 93% người tham gia lễ hội được khảo sát nói rằng họ thích các thương hiệu tài trợ cho các sự kiện như vậy và 80% nói rằng họ có nhiều khả năng mua một sản phẩm hơn sau khi trải nghiệm âm nhạc đó. Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng 37% những người tham gia lễ hội có nhận thức tổng thể tốt hơn về công ty do sự tích hợp của nó trong lễ hội.

Các danh mục tích cực nhất tài trợ cho lễ hội âm nhạc ngoài Rượu & Rượu mạnh và Bia bao gồm: Bán lẻ, Thực phẩm, Đồ uống không cồn, Truyền thông & Xuất bản, Ngân hàng, Ô tô, Khách sạn & Khu nghỉ dưỡng và Công nghệ. Đối với Hotel & Resort, rất nhiều mối quan hệ đối tác đó cuối cùng là một phần trong thương mại về đêm phòng, điều này mang lại lợi ích cho cả sự kiện cũng như nhà tài trợ khách sạn.

Theo số lượng chi tiêu tài trợ, các công ty có mức chi tiêu cao nhất bao gồm Anheuser-Busch, Uber, Brown-Forman, Tito’s Vodka, MillerCoors, PepsiCo, Heineken, Coca-Cola, Diageo, E & J Gallo, Deep Eddy Vodka và Monster Energy.

4. Kết

Điều này đã chứng minh một sức hút không hề nhỏ từ các lễ hội âm nhạc mà các thương hiệu không thể bỏ lở. Việc nâng cao hình ảnh thương hiệu, phủ sóng thương hiêu thông qua lễ hội âm nhạc là một sự lưa chọn chưa bao giờ sai. Nắm bắt xu thế này, tập đoàn Sun Group Việt Nam đã đồng hành cùng các lễ hội âm nhạc, sắp tới chính là chuỗi siêu sự kiện âm nhạc điển tử Take Me To The Sun, mở đầu bằng lễ hội âm nhạc Dragon Music Festival vào ngày 16/07/2022 tại Quảng trường Sun Carnival Hạ Long, đây là cơ hội để khán giá được trải nghiệm những tiện ích của hệ sinh thái Sun Group cũng như tận hưởng một lễ hội âm nhạc đẳng cấp quốc tế.

Source: https://blog.hollywoodbranded.com/why-millennials-like-brands-to-sponsor-music-festivals

Leave a Reply

Your email address will not be published.